VNG và SCTV hợp tác liên kết dịch vụ số
Vào chiều 14.1, ông N.T.H (trụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng, phụ huynh của cháu N.T.N.M - 13 tuổi) đã có cuộc gặp gỡ với đại diện của các bên liên quan, trong đó có 1 người từ Ban kiểm tra Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) và 3 người từ Liên đoàn Taekwondo Đà Nẵng."Chiều qua (14.1), công an P.Khuê Trung lấy lời khai của cháu lần thứ 2. Khi tôi chở con trai từ cơ quan công an về tới nhà thì 4 thầy đã đến rồi. Khi tôi tiếp các thầy thì ba của HLV Nguyễn Văn Kin (chủ nhiệm CLB taekwondo Seung Ri, người bị tố đánh võ sinh) cũng đến. Sau khi thăm hỏi, động viên cháu và xin lỗi gia đình, đại diện Ban kiểm tra VTF đã nói chuyện với cháu để lấy thông tin mọi sự việc vừa qua. Con tôi đã nói hết mọi thực tế, trước sự chứng kiến của những người còn lại", ông N.T.H nói với PV Thanh Niên.Ông N.T.H cho biết sẽ có thái độ kiên quyết trước vụ việc, khi cho rằng con trai N.T.N.M đã bị HLV ở CLB taekwondo Seung Ri bạo hành. "Mọi việc hãy để cho cơ quan chức năng điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật", phụ huynh cháu N.T.N.M nhấn mạnh.Theo ông H., trong vòng 6 ngày kể từ khi sự việc diễn ra (tối 9.1), cháu N.T.N.M vẫn đi học bình thường, nhưng tâm lý vẫn chưa ổn định. "Trẻ con mà, khi bị bạo hành thì đâu dễ gì nó quên được. Con tôi vẫn hỏi, vẫn sợ bị đánh. Nghe đến tên HLV là sợ. Khi nói chuyện với đại diện Ban kiểm tra VTF, con cũng nói là liên tục nằm mơ bị HLV đánh. Điều đó như đã ăn sâu trong tâm trí của cháu. Cháu bảo là lên trường cũng sợ bạn bè học ở CLB Seung Ri đánh, vì ba đã làm rõ mọi chuyện. Tôi đã phải động viên cháu rất nhiều", ông H. kể.Sau khi có đơn tố cáo của ông N.T.H về việc con trai bị bạo hành, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Theo đó, CLB taekwondo Seung Ri cho HLV Nguyễn Văn Kin làm chủ nhiệm đã bị tạm đình chỉ hoạt động từ ngày 14.1. CLB của ông Kin được xác định hoạt động không có giấy phép.Như Thanh Niên đã đưa tin, VTF cũng sẽ thu hồi mã CLB, không cho HLV tổ chức thi thăng cấp và không được cử võ sinh tham dự thi thăng đẳng, tức không công nhận về mặt chuyên môn của CLB và HLV.Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VTF Nguyễn Thanh Huy cho biết: "CLB không có đăng ký (hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp) và được sự chấp thuận của các đơn vị sự nghiệp được tổ chức các hoạt động huấn luyện năng khiếu, hoạt động văn hóa, thể thao mà dạy thu tiền là sai. HLV trong giờ dạy không bao quản lớp, bỏ ra ngoài để võ sinh 2 đẳng dạy (không có giấy chứng nhận theo Thông tư 07, không đủ điều kiện tham gia hướng dẫn tập luyện thể thao). CLB và HLV dùng phương pháp sai trong huấn luyện. Bên cạnh đó, tư tưởng bạo lực, tư duy dạy là phải đánh đập thì mới tiến bộ là không thể chấp nhận trong giai đoạn hiện nay, khi giáo dục đang cải cách theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực".Ô tô dừng đột ngột trên cao tốc như 'đường làng', suýt gây tai nạn liên hoàn
Yêu cầu tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối TP.HCM được nêu ra tại thông báo kết luận sau các cuộc kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ của Thủ tướng.Cuối tháng 9.2024, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công xây dựng vòng xoay A1 tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một với tổng mức đầu tư lên tới 2.400 tỉ đồng. Đây là khu phức hợp đa chức năng văn hóa, thương mại dịch vụ, có diện tích xây dựng lên tới 7,1 ha và sẽ là nhà ga trung tâm hiện đại rộng 5.800 m2 thuộc tuyến metro số 1 kết nối TP.HCM.Theo UBND tỉnh Bình Dương, nhà ga tại vòng xoay sẽ đồng bộ với kế hoạch nối dài tuyến metro từ TP.HCM về Bình Dương. Tuyến này đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng, về cơ bản điểm cuối sẽ kết nối với nhà ga tại vòng xoay 7,1 ha.Tương lai sau khi nối tuyến, thời gian di chuyển đoạn TP.HCM đi thành phố mới Bình Dương sẽ rút ngắn chỉ còn 10 - 20 phút cho khoảng 30 km. Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, nhà ga sẽ phục vụ khoảng 14.700 lượt khách và 1.630 người làm việc mỗi ngày.Về nút giao Tân Vạn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương, TP.HCM và các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án đầu tư đồng bộ nút giao Tân Vạn với hệ thống giao thông của cả khu vực. Trong đó, nâng cấp 15,3 km đường Mỹ Phước - Tân Vạn để khai thác đồng bộ với đường Vành đai 3 TP.HCM.Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương rà soát, tính toán tiến độ, tăng tốc triển khai, phấn đấu khánh thành cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành vào ngày 2.9.2026.Cũng theo văn bản kết luận, Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước đẩy nhanh tiến độ triển khai đoạn 7,1 km trên địa bàn tỉnh hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời, TP.HCM khẩn trương đầu tư ngay đoạn 3 km trên địa bàn, hoàn thành đồng bộ với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.Các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông khẩn trương triển khai hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong quý 1/2025, khởi công dịp 30.4. TP.HCM và Tây Ninh hoàn thành thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai trước ngày 30.4.
Livestream có làm bữa tiệc ngày tết kém vui?
Theo Nghị định 182 của Chính phủ quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) là đối tượng được hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu.Cụ thể, Quỹ Hỗ trợ đầu tư sẽ chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ hạng mục chi phí theo quy định. Đó là chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí đầu tư tạo tài sản cố định; chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao; chi phí đầu tư công trình hạ tầng xã hội và các trường hợp khác do Chính phủ quyết định. Một số tiêu chí, điều kiện để nhận được hỗ trợ gồm doanh nghiệp công nghệ cao, có dự án đầu tư với quy mô vốn tối thiểu 12.000 tỉ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 20.000 tỉ đồng/năm; doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn của dự án tối thiểu 12.000 tỉ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 20.000 tỉ đồng/năm; doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu AI có quy mô vốn của dự án tối thiểu 6.000 tỉ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 10.000 tỉ đồng/năm; doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu quy định tại Nghị định này nhưng phải có cam kết sử dụng tối thiểu 300 kỹ sư, cán bộ quản lý người Việt Nam sau thời gian 5 năm hoạt động tại Việt Nam và hằng năm hỗ trợ Việt Nam đào tạo được tối thiểu 30 kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch...Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí đã được quy định sẽ được hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án nhưng không vượt quá nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ đầu tư.Quỹ Hỗ trợ đầu tư trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động theo mô hình tương tự đơn vị sự nghiệp công lập, theo các quy định riêng về tổ chức và cơ chế hoạt động tại Nghị định này.
Ngày 5.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp Thị ủy Phước Long, tổ chức hội thảo khoa học "Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc chiến lược của chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long" với sự tham dự của các nhà khoa học, tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử...Tại hội thảo, đã có 33 bài tham luận đều có chung nhận định, chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã khẳng định ta có đầy đủ tinh thần và lực lượng mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến thắng cũng thể hiện bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là nghệ thuật tổ chức và thực hành tác chiến chiến dịch. Chiến thắng Phước Long cũng được coi là đòn trinh sát chiến lược cực kỳ xuất sắc và thành công, làm thay đổi cục diện trên địa bàn chiến lược quan trọng.Thiếu tướng, PGS-TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Thắng lợi của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long có giá trị và ý nghĩa trên nhiều mặt, trực tiếp tác động tới quyết tâm của Đảng ta để tiến tới kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước"."Bài học về xây dựng và sử dụng đòn trinh sát chiến lược không chỉ có giá trị trong lĩnh vực quân sự, trong sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; mà còn hết sức ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", thiếu tướng Vũ Quang Đạo khẳng định.Tương tự, PGS-TS Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, giá trị chiến lược của trận thắng Phước Long đã làm cho Mỹ không thể vào lại miền Nam và chấp nhận thực tế chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Chính quyền và quân đội Sài Gòn cho dù còn đầy đủ bộ máy và lực lượng, nhưng không còn khả năng chiếm giữ và chịu thất bại hoàn toàn. "Chiến dịch Đường 14 - Phước Long giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam, đưa đến quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng sức mạnh của cả dân tộc 'một ngày bằng 20 năm'. Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam từng nhận định, không có chiến thắng Phước Long thì chưa có Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30.4.1975", PGS-TS Hà Minh Hồng nhấn mạnh.Mùa khô 1974 - 1975, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 để mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, làm bàn đạp tạo thế đe dọa, tiến công hệ thống phòng thủ của quân đội ngụy Sài Gòn, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển nối thông với Tây nguyên.Sau 3 đợt tấn công với 25 ngày chiến đấu, Chiến dịch Đường 14 - Phước Long kết thúc thắng lợi vào ngày 6.1.1975 (ngày giải phóng Phước Long - PV). Quân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ phía bắc thủ phủ Sài Gòn của địch. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở gần Sài Gòn. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã góp phần củng cố vững chắc thêm quyết tâm chiến lược của Đảng ta là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
'Nữ hoàng truyền hình Mỹ' hạnh phúc sau khi ly hôn chồng trẻ
Thị trường vàng trong nước đang chứng kiến những biến động mạnh khi giá vàng nhẫn vượt cả vàng miếng. Tính đến chiều 19.3.2025, giá vàng nhẫn 4 số 9 đã có nơi chính thức vượt 100 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng.Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết giá vàng tăng cao chủ yếu do động thái thị trường thế giới và tâm lý găm giữ vàng trong nước. "Giá vàng quốc tế đã vượt 3.030 USD/ounce do ảnh hướng của các yếu tố địa chính trị và khủng hoảng kinh tế. Trong nước, nguồn cung vàng hạn chế kèm tâm lý tích trữ đã đẩy giá lên cao", ông Hiếu nhận định.Lý giải về việc giá vàng nhẫn vượt cả vàng miếng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, vàng miếng vẫn bị kiểm soát giá bởi Ngân hàng Nhà nước theo chương trình bình ổn. Trong khi đó, vàng nhẫn được giao dịch tự do nên có tính cạnh tranh cao hơn. Thứ hai, nhu cầu mua vàng trang sức và vàng nhẫn tăng mạnh khi giá vàng miếc bị neo cao.Dù vàng mang lại lợi nhuận hấp dẫn so với chứng khoán, bất động sản và tiền gửi ngân hàng, chuyên gia cảnh báo rằng đây cũng là kênh đầu tư rủi ro nhất do biến động liên tục. "Nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ, tránh vay tiền để đầu tư vàng vì nguy cơ thua lỗ rất lớn", TS Hiếu khuyên cáo.